Thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội vừa cho biết, ngày 24/11/2017, nhà trường và Công ty Siemens đã ký kết Biên bản thỏa thuận ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác trong phát triển khoa học và công nghệ hướng tới CMCN 4.0.
Theo Biên bản thỏa thuận hợp tác mới ký kết, Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Siemens sẽ tăng cường hợp tác phát triển Phòng thí nghiệm nhà máy số của trường.
Cụ thể, Siemens sẽ đề xuất cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội các thiết bị và phần mềm cần thiết để đào tạo CMCN 4.0 tại Phòng thí nghiệm nhà máy số; hỗ trợ triển khai các khóa đào tạo thực hành.
Đồng thời, Siemens cũng sẽ cung cấp cho Đại học Bách khoa Hà Nội các thiết bị, phần mềm tự động hóa và truyền động, bản quyền phần mềm PLM và các nội dung cần thiết khác của chương trình đào tạo CMCN 4.0 với mức chiết khấu đặc biệt.
Bên cạnh đó, Siemens sẽ phối hợp cùng Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hội thảo để cập nhật về công nghệ mới nhất và tổ chức các khóa đào tạo liên quan. Với sự hỗ trợ của Siemens, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0.
Đặc biệt, Siemens sẽ tài trợ miễn phí 200 bản quyền phần mềm Solid Edge 3D CAD cho ĐHBK Hà Nội với giá trị thương mại của mỗi phiên bản khoảng 30.000 USD. Phần mềm Solid Edge là một nền tảng phát triển sản phẩm trực quan để tăng cường tất cả các khâu trong việc chế tạo sản phẩm, bao gồm thiết kế 3D, mô phỏng, trực quan, chế tạo và quản lý thiết kế.
Siemens cũng sẽ hỗ trợ Đại học Bách khoa Hà Nội trong việc phát triển khóa học “Tập huấn cho giảng viên nguồn” để giúp trường duy trì chất lượng giáo dục và đào tạo quốc tế trong kỷ nguyên số.
Thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho hay, nhà trường và Công ty Siemens bắt đầu hợp tác vào năm 1996, chỉ 3 năm sau ngày Công ty Siemens chính thức hiện diện tại Việt Nam. Cùng thời gian đó, Siemens đã hỗ trợ Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập Trung tâm Đào tạo tự động hóa.
" alt=""/>Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0Chiếc laptop sử dụng card đồ họa Nvidia GeForce GTX 1080 và công nghệ đồng bộ Nvidia G-sync để tạo ra “các khung hình mượt mà nhất và mở rộng 180 độ Nvidia Surround View khi chơi game.”
“Hai màn hình thiết lập cho máy tính để bàn đang ngày càng trở nên cần thiết hơn cho những chuyên gia, người sáng tạo và game thủ”, Min-Liang Tan, CEO của Razer, nói trong bản thông báo. “Lần đầu tiên, chúng tôi đã thiết kế một giải pháp mà người dùng có thể mang chúng đi. Project Valerie hứa hẹn tất cả các chức năng của ba màn hình và không hề phức tạp.” Đó là khi mà người dùng không quá bận tâm tới việc đem theo gần 5,5 kg trong hành lý của họ.
Chiếc laptop này nặng hơn gần 2,3 kg so với Razer Blade Pro. Và tương tự như Razer Blade Pro, Project Valerie được trang bị một bộ bàn phím cơ học có thương hiệu của Razer. Mọi thứ đều tương thích với Razer Chroma, vì thế nó có rất nhiều màu sắc cho đèn sáng để người dùng tùy chọn.
Mức giá dự kiến của Project Valerie vẫn chưa được công bố. Rất nhiều mẫu thiết kế khác của Razer tại CES chưa từng xuất hiện trên thị trường – như thiết bị chơi game cầm tay Razer Switchblade – khiến cho nhiều người đang đặt ra nghi vấn liệu Project Valerie bao giờ sẽ được đưa vào sản xuất đại trà.
Razer được cho là đang cố gắng tạo ra một đối thủ xứng tầm với chiếc laptop 9.000 USD của Acer.
ABC(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Laptop ba màn hình lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới